Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Nhà tuyển dụng không ‘kết’ những ứng viên đã... ly hôn

Với hoàn cảnh như vậy, nhiều ứng viên hy vọng rằng, nói với nhà tuyển dụng sẽ được người ta chia sẻ khó khăn, ít nhất là bằng cách nhận bạn vào làm. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm bởi thường, người phỏng vấn sẽ nghĩ tới thời gian bạn phải dành chăm sóc con cái, đi gặp chồng cũ và hẹn hò với người đàn ông khác... Hơn nữa, họ cũng lo ngại những chấn động tâm lý sau li hôn có thể khiến bạn bị chi phối, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Nếu có nhiều ứng viên cân sức với bạn, chắc chắn, nhà tuyển dụng chẳng ngại ngần gì mà không gạch tên bạn khỏi danh sách.

Nhiều ứng viên cảm thấy căng thẳng khi đối diện với nhà tuyển dụng. Họ tìm cách xua đi không khí ngột ngạt và tạo ấn tượng tốt với người đối diện theo những cách khác nhau, trong đó, chia sẻ thông tin cá nhân là một lựa chọn.

Không phủ nhận rằng, việc nói chuyện về cuộc sống cá nhân sẽ giúp cho cuộc trao đổi thêm thoải mái, thú vị. Ứng viên không chỉ cảm thấy bớt lo lắng mà ngay nhà tuyển dụng cũng hứng thú hơn với buổi gặp mặt này. Tuy nhiên, nếu bạn cứ bô bô kể đủ thứ chuyện từ nhà ra ngõ thì rất có thể bạn sẽ mắc những sai lầm chết người, khiến bạn bị loại một cách tức tưởi dù mọi câu trả lời khác của bạn đều ổn.

Về nguyên tắc, nhà tuyển dụng không được phép hỏi quá nhiều về đời tư ứng viên. Vì thế, bạn đừng bao giờ để lộ những thông tin “tuyệt mật” của cá nhân. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, những lý giải sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao không nên kể về đời tư trong khi phỏng vấn.

Cuộc sống cá nhân ngốn nhiều thời gian của bạn

Bước vào phòng, đối diện với nhà tuyển dụng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn là bức ảnh của một đứa trẻ được đặt ngay ngắn trên bàn làm việc. Bạn nhận thấy, tấm ảnh được nhà tuyển dụng để ở vị trí trang trọng, bạn bắt đầu tò mò về tuổi tác, sở thích của đứa trẻ. Nếu bạn có con nhỏ, chắc chắn, bạn lại huyên thuyên về con mình. Có thể, con trai bạn là một cầu thủ ngôi sao đầy tiềm năng, lớn lên sẽ theo nghiệp “quần đùi áo số” hoặc có khi con gái yêu của bạn mê ca hát và thường xuyên đi biểu diễn cho các chương trình ca nhạc thiếu nhi của quận... Bất kỳ bố mẹ nào cũng tự hào về những đứa con như thế, nhưng bạn nên nhớ, nếu bạn nói những điều đó với nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ bị loại.

Vì sao ư? Lý do rất đơn giản mà nhiều nhà tuyển dụng lâu năm chia sẻ là những ứng viên này thường có quá nhiều việc cá nhân phải bận tâm, không thể toàn tâm toàn lực cho công việc. Trong khi những ứng viên không vướng bận gì, bất kỳ khi nào công ty cần, họ đều có khả năng đáp ứng, thậm chí không ngại ngần với những chuyến công tác xa dài ngày.

Tất nhiên, công ty nào cũng hiểu rõ sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân nhưng đa phần họ lại không chú ý đến điều này khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng tất nhiên sẽ “chấm” những ứng viên ít ràng điều buộc hơn.

Đời tư phức tạp khiến nhà tuyển dụng ái ngại

Đa phần các ứng viên thường để lộ ra mình còn độc thân, đã có gia đình hay thậm chí đã li dị, tuy nhiên, đó không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Tốt hơn hết, bạn nên giữ thái độ trung lập, đừng nhắc tới tình trạng hôn nhân của mình nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Bởi nếu bạn tự ý nói về điều này theo hứng, người phỏng vấn sẽ đánh giá thấp bạn hơn những ứng viên kín đáo khác. Nếu bạn còn chưa tin, hãy đọc những tình huống sau để hiểu rõ nguyên nhân:

Tình huống 1: Bạn là người độc thân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thích chơi thể thao

Nếu bạn nói ra những điều này, nhà tuyển dụng có thể hiểu rằng hoạt động xã hội rất quan trọng đối với bạn và ngốn hết thời gian của bạn. Hơn nữa, sự ràng buộc với một tổ chức xã hội nào đó có thê khiến bạn sao nhãng công việc ở công ty. Thật kỳ lạ nếu người phỏng vấn vẫn quyết định chọn bạn.

Tình huống 2: Bạn đã li dị và có 2 con

Hầu hết các công ty đều quan tâm đến sự cân bằng cuộc sống và sự nghiệp cho nhân viên bởi chính họ cũng có gia đình và đời sống riêng tư. Tuy nhiên, bạn không ở vị trí của nhà tuyển dụng nên không cần bận tâm đến vấn đề đời tư khi nói chuyện với người phỏng vấn. Tốt nhất là nên tập trung vào công việc, phân tích những khó khăn và đưa ra giải pháp kịp thời.

Cùng vượt qua giai đoạn chờ việc

Để các thành viên trong mạng lưới quan hệ của bạn biết rằng bạn không thể tìm được một công việc nào đó. Đó là một thông điệp thể hiện sự thất vọng, chán nản.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kể cả những người tìm việc tài năng nhất, bằng cấp tốt nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất cũng phải trải qua giai đoạn tìm việc khó khăn.
Jean Baur - tác giả cuốn sách Tìm cách hồi phục từ cuộc khủng hoảng công việc - cho biết khi cảm thấy mắc kẹt trong cuộc tìm kiếm việc làm, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là đánh giá biện pháp nào có hiệu quả và biện pháp nào không, sau đó điều chỉnh chiến lược của mình. Bạn cũng cần quan tâm tới bản thân mình.
“Bạn sẽ cảm thấy khá hơn trong giai đoạn chuyển đổi công việc kéo dài nếu chăm sóc tốt bản thân thông qua các bài tập thể dục và hoạt động tình nguyện. Tìm kiếm một vài sở thích mới cũng là giải pháp hay”, Baur gợi ý.
“Tìm việc là một quá trình khó khăn, do đó bạn phải thật vững vàng, cả thể chất lẫn tinh thần. Cần nhận thấy rằng cân bằng giữa nhu cầu tìm việc và chăm sóc bản thân tốt sẽ giúp bạn thành công hơn”, bà nói thêm.
Trong cuốn sách của mình, Baur đưa ra một số lời khuyên nên và không nên dành cho những người tìm việc trải qua một quá trình lâu hơn dự kiến:
Nên:
- Lập kế hoạch trong đó dự trù những bất ngờ để khi quá trình tìm kiếm kéo dài hơn dự kiến, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì.
- Chăm sóc bản thân tốt trong giai đoạn này. Để không cảm thấy mệt mỏi hay tinh thần đi xuống, hãy tìm những thứ thúc đẩy, tạo động lực cho bạn.
- Tích cực tìm việc nhưng đừng để nó che lấp cả cuộc sống của bạn. Đừng vội bi quan bởi kết quả tốt đẹp sẽ dần tới.
- Tìm kiếm các cơ hội học tập, dù trong lĩnh vực bạn đã thông thạo hay một lĩnh vực hoàn toàn mới. Bổ sung các kỹ năng sẽ mở rộng thị trường và cơ hội thành công cao hơn dành cho bạn.
- Tận dụng các hoạt động tình nguyện như một cách để mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn. Nỗ lực này giữ bạn kết nối với những người khác và đảm bảo bạn không quá đắm chìm trong thời gian chờ đợi dài dễ gây nản chí.
Không nên:
- Trở thành một bộ máy tìm việc, bởi như vậy bạn sẽ không thể thể hiện bản thân một cách tốt nhất trước những người khác.
- Thừa nhận bạn biết khi nào và làm thế nào bạn khám phá ra cơ hội tiếp theo của mình.
- Mắc kẹt trong một biện pháp. Nếu một biện pháp không hiệu quả, hãy thử cách khác.
- Không sẵn sàng thỏa hiệp. Hãy nhớ đôi khi bạn có thể “lùi một bước để tiến hai bước”.

Trịnh Văn Tưởng chiến thắng kép: Chung kết xếp hạng cuộc thi “Hồ sơ ấn tượng cùng bạn tỏa sáng”

Phát biểu lại lễ trao giải, ông Tăng Hữu Phong - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - nhấn mạnh: "Xin chúc mừng 2.626 thí sinh đã đến với cuộc thi, có thể các bạn không đạt được phần thưởng chung cuộc trong cuộc thi này, nhưng các bạn cũng đã có thêm nhiều kinh nghiệm việc làm qua cuộc thi này. Bằng việc tham dự cuộc thi, bạn đã gián tiếp giới thiệu mình đến các nhà tuyển dụng, tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần thiết để trình bày hồ sơ xin việc thật thu hút. Và bằng việc dự khán trong buổi thi hôm nay, bạn cũng đã có thêm kinh nghiệm về việc trả lời phỏng vấn trước nhà tuyển dụng".
Chiến thắng không quá bất ngờ
Thí sinh Trịnh Văn Tưởng đồng thời đạt giải thí sinh ấn tượng nhất.
Giải nhì (5 triệu đồng) thuộc về Trần Thiện Thanh Thùy (Q.1, TP.HCM), giải ba (3 triệu đồng) thuộc về Nguyễn Quốc Chỉnh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Ban giám khảo cũng trao 9 giải khuyến khích và 6 giải cho 6 thí sinh có hồ sơ xuất sắc nhất tuần.
Thí sinh Trần Tuấn Cường đến từ Hà Nội thực hiện phần thi phỏng vấn với hội đồng giám khảo - Ảnh: Thanh Đạm

Với không ít kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách hàng..., cộng thêm cách thức giao tiếp, trình bày khéo léo và không kém tính dí dỏm, thí sinh Trịnh Văn Tưởng đã thuyết phục hội đồng giám khảo và đông đảo khán giả.
Trần Thiện Thanh Thùy (giải nhì, Q.1, TP.HCM) thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán. Cô nhận được câu hỏi từ bà Hồ Thụy Nhàn Khanh - trưởng phòng tuyển dụng công ty Nestle Việt Nam: "Công việc bạn mong muốn yêu cầu có kỹ năng đàm phán tốt, nhưng bạn cũng cho biết điểm yếu của bạn là hơi nóng tính. Vậy bạn hãy chứng mình bạn có thể làm tốt công việc này?".
Và câu trả lời của Thanh Thùy nhận được sự ủng hộ từ khán giả như sau: "Trong 7 năm đi làm, tôi cố gắng không nóng tính với người bên ngoài công ty và đã có những thành tựu trong đàm phán. Tất nhiên, tôi cũng trải qua những thất bại. Song tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là khả năng thích nghi với môi trường công việc và tôi tin mình có thể làm được điều này".
Thí sinh Trần Thiện Thanh Thùy (Q.1, TP.HCM) trả lời phỏng vấn với hội đồng giám khảo. Thanh Thùy đạt giải nhì cuộc thi - Ảnh: Thanh Đạm

Tiếp tục bị "dội" bởi một câu hỏi khá "nặng ký" khác từ ông Ngô Hoàng Hồ - giám đốc tổng vụ công ty Việt Nam NOK: "Nếu tôi cho bạn 10 triệu USD để bạn dùng trong ba ngày, bạn sẽ dùng như thế nào?", Thanh Thùy đáp: "Kiếm tiền đã khó, tiêu tiền càng khó hơn. Tôi tin anh cũng mong muốn tôi dùng số tiền đó hữu ích nhất. Vì vậy, tôi cần thời gian để lên kế hoạch chi tiết sử dụng số tiền này. Sau đó, tôi và anh sẽ ngồi lại với nhau lần nữa để bàn vấn đề này".
Thí sinh đạt giải ba - Nguyễn Quốc Chỉnh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), hiện là giáo viên tiếng Anh, nhận được không ít sự ủng hộ khi trong cuộc phỏng vấn, anh chia sẻ ước mơ trong 5 năm sẽ trở thành chuyên gia hàng đầu đào tạo tiếng Anh và kỹ năng mềm và "lộ trình" thực hiện mục tiêu này.
Trong ít phút đối diện với nhà tuyển dụng, anh cũng kịp chia sẻ mô hình đào tạo tiếng Anh anh đang tâm huyết xây dựng với chi phí thấp, chất lượng đảm bảo dành cho đối tượng chính là sinh viên.
Không chỉ là cuộc chơi mà còn là tiếp sức
Rất nhiều khán giả theo dõi đến phút cuối của chương trình cũng như tranh thủ giao lưu với thí sinh, ban giám khảo về những bí quyết để có một hồ sơ ứng tuyển ấn tượng, chinh phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn, cơ hội việc làm…
Mỗi thí sinh sẽ không chỉ chinh phục ban giám khảo mà còn cần thuyết phục cả khán giả trong khoảng 10p được phỏng vấn - Ảnh: Thanh Đạm
9 thí sinh đạt giải khuyến khích cuộc thi - Ảnh: Thanh Đạm

Cuộc thi do Tuổi Trẻ Online phối hợp trang web tuyển dụng www.kiemviec.com thuộc Công ty cổ phần VON tổ chức, khởi động từ tháng 12-2010, thu hút 2.626 hồ sơ dự thi.
Bạn Phạm Ngọc Thùy Dung vừa tốt nghiệp đại học Curtin (Úc) cho biết: "Mình đến tòa soạn Tuổi Trẻ trước khi chương trình bắt đầu ít phút và quyết định xem đến phút cuối. Mình rất thích những câu hỏi của ban giám khảo cũng như nhiều câu trả lời hay của các thí sinh. Những thông tin có được từ chương trình giúp mình tự tin hơn trong hành trình tìm việc sắp đến. Vấn đề kinh nghiệm - một trong những lo lắng của mình khi làm hồ sơ ứng tuyển - đã được gỡ rối phần nào khi mình nghe được lời khuyên từ ban giám khảo rằng tham gia những hoạt động công tác xã hội, phong trào sinh viên... cũng hoàn toàn có thể là những kinh nghiệm có thể đưa vào hồ sơ".
Trò chơi vận động "Gỡ rối" yêu cầu tính đồng đội cao thu hút sự tham gia và theo dõi của các bạn trẻ - Ảnh: Thanh Đạm
Ban tổ chức trao giải cho 6 thí sinh có hồ sơ xuất sắc nhất tuần - Ảnh: Thanh Đạm
Thí sinh Trịnh Văn Tưởng (bìa trái) - giải nhất cuộc thi - chia sẻ kinh nghiệm trong tuyển dụng, nghề nghiệp với các bạn trẻ - Ảnh: Thanh Đạm

Ông Nguyễn Bá Trọng Luân - trưởng phòng tuyển dụng Cty Logigear Việt Nam - chia sẻ: "Ngoài các kỹ năng mềm, để chinh phục nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện rõ bạn có thể làm được gì cho công ty. Các thí sinh tham dự vòng chung kết làm ban giám khảo bất ngờ về khả năng truyền tải thông tin của các bạn, thể hiện những khả năng của bản thân".

Ông Tăng Hữu Phong (bìa trái) - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ và ông Đào Minh Tân (bìa phải) - giám đốc kinh doanh website http://www.kiemviec.com/ trao các giải thưởng cao nhất của cuộc thi: từ trái sang, Trịnh Văn Tưởng (giải nhất), Trần Thiện Thanh Thùy (giải nhì), Nguyễn Quốc Chỉnh (giải ba) - Ảnh: Thanh Đạm

5 bước giúp bạn tìm được công việc như mong muốn

Khi đến phỏng vấn vị trí giám đốc kế hoạch, sau khi đưa hồ sơ của mình, Thắng chủ động nói đến quá trình khởi nghiệp công ty của sếp tổng, tổng giám đốc cảm thấy rất hào hứng khi nói về thành tích của mình và quyết định tuyển dụng Thắng. Xem ra, cấp trên này cảm thấy hiểu biết về lịch sử khởi nghiệp của công ty cũng là điều cần thiết!
Khởi đầu từ vị trí thấp nhất
Hằng sau khi tốt nghiệp ba tháng thạc sĩ ba tháng mà không tìm được việc. Lý do không vì năng lực mà nhiều công ty e sợ yêu cầu của Hằng quá cao nên không tuyển dụng cô. Khi tìm được một vị trí khá ưng ý ở một khách sạn, Hằng quyết định cầm tấm bằng tốt nghiệp phổ thông ứng tuyển vị trí nhân viên khách sạn. Với biểu hiện xuất sắc trong quá trình làm việc, cô nhanh chóng được công ty cất nhắc lên vị trí quản lý nhưng lại e ngại về bằng cấp trong hồ sơ. Lúc này, Hằng đưa ra tấm bằng đại học và thuận lợi ngồi vào vị trí quản lý. Với thành tích xuất sắc đạt được và chiếc ghế trợ lý phó tổng giám đốc còn trống, Hằng đề cập đến tấm bằng thạc sĩ mình có được, cùng với kinh nghiệm tại khác sạn, được sự khẳng định về năng lực của cấp trên, cô gia nhập vào tầng lớp quản lý cao cấp của công ty.
Phân tích: Người có năng lực sẽ luôn có cơ hội để tỏa sáng tài năng của mình, điều quan trọng là bạn biết nắm lấy cơ hội. Nếu bạn không thể giải quyết và thoát khỏi khó khăn trong môi trường hiện tại, thay vì theo đuổi mục tiêu một cách mù quáng và mơ hồ hãy thay đổi môi trường và phương thức làm việc, có thể thành công sẽ đến dễ dàng hơn.
Trực tiếp tìm người có quyền quyết định
Vương là người có kinh nghiệm phong phú, khi tham gia tuyển dụng vào vị trí giám đốc bộ phận, tuổi tác và bằng cấp là hai rào cản khiến anh bị nhà tuyển dụng từ chối. Anh đóng giả là khác hàng xem sản phẩm. Nhân viên bán hàng phát hiện anh nắm khá rõ các sản phẩm công ty và bản thân Vương cũng thích thú với sản phẩm, muốn mua với khối lượng lớn. Nhân viên coi anh như khách hàng vip và giới thiệu anh liên lạch với tổng giám đốc kinh doanh. Sau hai ngày, Vương chủ động gọi điện cho tổng giám đốc và thể hiện thành ý của mình, sau đó anh được gọi đến phỏng vấn trực tiếp tại phòng tổng giám đốc. Kết quả, anh hoàn toàn thuyết phục nhà lãnh đạp và thuận lợi ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh.
Phân tích: Đôi khi tìm đúng người quan trọng và cần thiết là điều quyết định sự thành công khi tìm kiếm công việc.
Dùng thành ý thuyết phục đối phương
Lan vừa tốt nghiệp đại học và muốn làm việc tại phòng hành chính của công ty tư vấn giáo dục, nhưng cô bị từ chối do công ty không muốn tuyển người vừa tốt nghiệp và thiếu kinh nghiệm. Thay vì từ bỏ, mỗi ngày cô gọi điện cho người phụ trách hỏi tại sao chưa gặp mặt đã từ đã khẳng định cô không thích hợp với vị trí này, dù không được tuyển dụng nhưng ít nhân hãy cho cô một cơ hội phỏng vấn nhưng người phụ trách vẫn một mực từ chối với lý do người thích hợp ứng tuyển còn rất nhiều. Ngày sau đố, Lan tiếp tục gọi điện thoại, cuối cùng sau ba lần gọi điện liên tiếp, cô đã thuyết phục người phụ trách cho cô cơ hội phỏng vấn. Kết quả, người phụ trách quyết định bất kể chuyên môn đúng hay không, có phải là vừa tốt nghiệp hay không Lan đã được tuyển dụng.
Phân tích: Đôi khi thái độ còn đáng trân trọng hơn cả năng lực.
Tìm hiểu về lịch sử khởi nghiệp của sếp
Phân tích: Khi đến một doanh nghiệp, cần nắm rõ bổi cảnh người lãnh đạo doanh nghiệp đó. Dù điều này không quyết định 100% khả năng thành công nhưng sẽ giúp bạn được cộng điểm!
Đừng quên cám ơn khi phỏng vấn thành công
Một ngày sau buổi phỏng vấn, Hải gọi điện cho người phụ trách tuyển dụng và thể hiện thái độ trân trọng của anh với cơ hội lần này, đồng thời mong muốn tạo nên giá trị thành công của công ty và không quên cảm ơn cuộc phỏng vấn đã qua. Thái độ lễ phép, tôn trọng cấp trên của Hải đã để lại ấn tượng tốt đẹp với người phụ trách, sau đó không lâu anh nhận được tin mừng ứng tuyển!
Phân tích: Chi tiết quyết định thành bại. Đôi khi một chi tiết nhỏ nhặt cũng giúp bạn cộng thêm không ít điểm.

Ứng phó khi bị sếp giao công việc khó

Để dự án thực hiện trôi chảy trong khung thời gian hợp lý, hãy chắc chắn về kế hoạch và hình dung một bức tranh toàn cảnh về công việc. Lúc này, bạn nên lên dự trù kinh phí và nguồn nhân lực cần thiết để trình sếp. Nhưng nên nhớ, bản dự trù bao giờ cũng có cả phương án dự phòng, giải pháp tháo gỡ khó khăn nếu trường hợp xấu xảy ra. Tất nhiên, đa phần các công ty đều thắt chặt tài chính và rất khó để họ đồng ý cả kế hoạch dự phòng của bạn. Tuy nhiên, lúc này, bạn cần có sự thương lượng kịp thời, hãy lập những bản powerpoint để phân tích cho ban giám đốc hiểu rõ kế hoạch bạn đưa ra là hợp lý. Có như thế, những khoản đề xuất của bạn mới dễ được thông qua và trong tương lai, bạn không phải đau đầu vì lắm việc phát sinh nữa.
Nhiều người coi đó như là một đặc ân sếp giành cho mình và họ cố gắng hết sức để hoàn thành mọi việc được giao. Sự nỗ lực vươn lên là tốt nhưng bạn nên biết, cái gì cũng nên có điểm dừng. Nếu bạn cứ ôm hết việc vào người mà không hoàn thành kịp thì sẽ lỡ việc của công ty. Nhưng nếu bạn cố hết sức, làm ngày làm đêm thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy đầu óc như muốn vỡ tung, sự mệt mỏi bao trùm và bạn không còn hơi sức để thực hiện những dự án tiếp theo. 
Sự nỗ lực vươn lên là tốt nhưng bạn nên biết, cái gì cũng nên có điểm dừng - (Ảnh minh họa)
 
Vì vậy, khi sếp giao thêm công việc, điều đầu tiên bạn cần làm là xem xét mức độ công việc và nếu cần, đừng ngại nói lời từ chối.
Sau đây là những gợi ý giúp bạn tránh được trình trạng ngập đầu với công việc:
Từ chối nếu cảm thấy mình không thể đảm đương nổi
Một khi bạn đã hoàn thành khá tốt nhiều dự án trong quá khứ, việc giao cho bạn những công việc mới là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đừng vì những lời khen ngợi, tâng bốc kiểu như "chỉ bạn mới làm nổi việc này", "chúng tôi chỉ tin tưởng khi giao dự án này vào tay bạn"... mà cứ nhắm mắt gật đầu. Điều quan trọng là bạn phải tính toán xem mình có đảm nhận nổi công việc đó không, khi dự án triển khai liệu có vượt quá tầm kiểm soát của bạn không. Nếu cảm thấy thực sự quá nhiều việc, bạn nên nói lời từ chối, đừng vì cả nên hay bất cứ lý do gì mà chấp nhận một khi biết rõ khả năng thực thi là không thể. 
Ngay cả khi sếp ưu ái mình, bạn cũng đừng nên cố quá. Hãy xem bạn có đủ thời gian, tâm sức để triển khai dự án đó không đã - (Ảnh minh họa)
 
Tuy nhiên, khi từ chối bạn cũng nên có mẹo. Đừng bao giờ trả lời thẳng thừng trong một từ "không" khi mới nghe ý định của sếp. Bởi lời từ chối như thế dễ gây nên tranh cãi, phàn nàn hoặc khiến sếp không hài lòng trong khi "lời nói chẳng mất tiền mua". Vì vậy, hãy biết "lựa lời mà nói" để sếp cảm thấy hợp lý và bạn cũng không bị quá tải với công việc.
"Tôi thực sự mong muốn đảm nhận công việc này, nhưng thực tế bây giờ thì chưa thể kham nổi. Hy vọng thời gian tới, tôi có đủ thời gian, thực lực để đảm đương những dự án tương tự thế này". Đây là cách nói bạn có thể lựa chọn.
Có thời gian để chuẩn bị kế hoạch cụ thể
Đây là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến nếu quyết định nhận dự án. Lúc này, bạn phải nhìn được quy mô và những việc phải triển khai xuyên suốt cho đến khi dự án hoàn thành. Nghĩa là, bạn phải lên được kế hoạch tương đối cụ thể, từ hạng mục công việc, thời hạn hoàn thành, nhân lực, kỹ thuật, tư vấn, dự trù kinh phí, thời hạn hoàn thành... Cố gắng dự đoán những vướng mắc có thể gặp phải và các giải pháp tiềm năng. Bởi nếu không lường trước mọi việc, bạn dễ mắc phải sai lầm và kinh phí sẽ đội lên một cách chóng mặt hoặc công việc đổ bể vì không kịp thời hạn. 
Đừng để bị rơi vào trình trạng căng thẳng vì quá nhiều việc - (Ảnh minh họa)
 
Thương lượng về nhân lực và tài chính
Tất nhiên, không phải cứ làm theo những điểm này là bạn có thể thành công, nhưng ít ra, nó cũng giúp bạn có cái nhìn bao quát và hạn chế rủi ro một cách tối đa, để có thể yên tâm bắt tay vào thực hiện.

Bí quyết cho người nổi tiếng tại công sở

Đừng gửi email khi đang giận dữ
Bạn đang tức giận vì bất đồng quan điểm với sếp hay đồng nghiệp, bạn chỉ muốn viết hết vào email để xả một trận cho... bõ tức. Nhưng bạn nên nhớ rằng, một khi đã gửi đi, bạn không thể nào có cơ hội lấy lại được nữa, người nhận sẽ đọc được những gì bạn đã viết ra khi không kiềm chế nổi bản thân. Đó là điều chắc chắn khi bình tĩnh lại bạn không hề muốn.
Bởi vậy, khi bực mình, bạn cứ viết ra nhưng tốt nhất là đừng gửi vội. Bạn cứ lưu lại trong hòm thư của mình để ngày mai, khi bình tĩnh đi làm trở lại, bạn đọc thêm lần nữa rồi quyết định có gửi hay không. Sự tỉnh táo lúc này giúp bạn có lựa chọn sáng suốt hơn.
Môi trường làm việc nơi công sở với nhiều mối quan hệ phức tạp đòi hỏi bạn phải khéo léo nhưng phải chân thành, trung thực với mọi người. Sự yêu mến của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn phụ thuộc vào năng lực, thái độ làm việc nhưng đồng thời, một phần cũng từ sự hòa đồng, cách sống của bạn với mọi người xung quanh. Đặc biệt, khi bạn là nhân vật khá nổi bật ở công ty, mọi hành vi ứng xử của bạn sẽ rất dễ bị săm soi.
Một lời nhận xét không mấy ưu ái của bạn đối với đồng nghiệp dễ khiến người ta nghĩ là bạn coi thường họ. Khi bạn bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân về công việc, họ sẽ cho rằng bạn là kẻ thiếu khiêm tốn, thích thể hiện...
Sau đây là một số gợi ý giúp bạn biết cách giữ cho mối quan hệ của mình với đồng nghiệp luôn hòa thuận, công việc tiến triển tốt đẹp:
Cẩn thận khi phát ngôn
Dù chỉ là câu nói đùa, tếu táo với đồng nghiệp, bạn cũng đừng quá cẩu thả, thích thì nói, nói khi chưa kịp nghĩ. Sự thiếu thận trọng đó nhiều khi đưa bạn rơi vào tình trạng "nhỡ lời", điều đó dễ gây phiền hà cho bạn, nhất là trong công việc. Nhiều người vẫn chọn cách nói đùa để phá vỡ không khí làm việc căng thẳng hoặc để mọi người bớt bị stress trong cuộc họp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không biết lựa lời mà nói thì rất dễ khiến người khác tự ái, khó chịu, đặc biệt khi bạn lại ở vị trí trung tâm trong công ty, mọi lời nói, hành động đều nên cẩn trọng.
Tách bạch giữa công việc và cuộc sống riêng tư
Một khi bạn là nhân vật xuất sắc của công ty, cả trong công việc và đời tư, bạn đều khiến người ta để ý. Tuy nhiên, với công việc, bạn cần chia sẻ, trao đổi và hợp tác cùng đồng nghiệp nhưng về đời tư, bạn không nên để người ta biết quá nhiều, càng không nên để đời tư xen lẫn với công việc. Từ chuyện yêu đương hay công việc gia đình, đừng bô bô kể lể với mọi người ở công ty, nhất là khi chuyện riêng khiến bạn đau đầu, mất tập trung với công việc. Lúc này, bạn đang là người được mọi người để ý, đừng dại gì xen đời tư vào công việc để phải nghe những lời đàm tiếu không hay.
Thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp
Dù tài giỏi hay nổi tiếng đến đâu, đã đi làm ở công ty, bạn nên hòa đồng và thể hiện sự tôn trọng với mọi người. Nếu bạn cao ngạo, tỏ ý coi thường đồng nghiệp thì chỉ khiến họ ghét bạn, không ưng tất cả những việc bạn làm.
Một người thông minh sẽ biết làm thế nào để không tạo ra cho riêng mình một môi trường mà ở nơi đó, chỉ toàn những người hả hê khi mình thất bại. Thay vào đó, bạn nên tạo môi trường làm việc thuận lợi, mọi người thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và bạn thực sự là người chiến thằng khi bạn biết giúp đỡ, chia sẻ cơ hội với các đồng nghiệp.
Đánh giá cao sức mạnh tập thể
Có thể bạn tài giỏi, bạn nổi trội hơn so với những đồng nghiệp khác nhưng đừng bao giờ phủ nhận sức mạnh tập thể của team-work. Bạn nên biết rằng, nhiều cái đầu cùng suy nghĩ bao giờ cũng hơn một cái đầu, sức mạnh của cả nhóm bao giờ cũng tạo nên hiệu quả lớn hơn khi bạn cứ âm thầm làm một mình đấy. Vì thế, đừng thấy mình giỏi giang mà coi thường sự hợp tác và công sức của mọi người bởi nhiều việc tưởng đơn giản thôi nhưng nếu không có cả team cùng làm, bạn rất dễ rối như tơ vò.
Hài lòng với công việc
Bạn có tài, có chí tiến thủ nhưng đừng vì thế mà lúc nào cũng tỏ ra không hài lòng với công việc hay thành tích các nhân viên của bạn làm được. Mỗi người đều cần có những mục tiêu và cố gắng để đạt được mục tiêu đó nhưng sự cau có, căng thẳng chỉ khiến cho mọi người xung quanh khó chịu mà thôi.Với khả năng nổi trội, được công ty phân công ở vị trí xứng đáng, bạn không có gì phải phàn nàn cả. Dù bạn đặt kỳ vọng vào nhân viên đến mức nào, bạn cũng đừng chê bai hay tỏ ý không hài lòng kể cả khi họ đạt được những thành tựu nhất định. Biết nói lời khen đúng lúc, hài lòng với công việc hiện tại cũng là cách để mọi người xung quanh thấy thoải mái khi tiếp cận bạn.

Xoay chuyển tình thế từ câu hỏi bất ngờ của các nhà tuyển dụng

Tuy nhiên, nếu thực sự bạn chưa tìm hiểu về một trong số các dự án trên website của công ty, bạn có thể lựa chọn một dự khác bạn từng tham gia, hoặc chí ít là bạn hiểu rõ để trình bày với nhà tuyển dụng. Trong trường hợp này, bạn nên nói rõ với người phỏng vấn rằng "thực sự, tôi chưa tìm hiểu hết dự án của các bạn nhưng tôi có thể cho bạn thấy kinh nghiệm, khả năng của mình qua dự án ABC tôi đã từng tham gia. Dự án này có các thế mạnh và điểm yếu sau". Từ đó, bạn phân tích cho nhà tuyển dụng thấy một số điều thông qua dự án ABC mà bạn vừa nhắc đến. Điều này chứng tỏ bạn đã tham gia các dự án, có đủ kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này biết cách đánh giá ưu điểm, hạn chế một cách xác đáng. Nhà tuyển dụng chắc chắn vẫn dành cơ hội cho bạn.
Câu chuyện sau đây của Alex sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn vấn đề.
Alex đang rất hài lòng vì tìm được một cơ hội việc làm ưng ý ở Nairobi - Kenya (Châu Phi), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Đây là chuyên ngành phù hợp với anh và Alex cứ hồi hộp chờ đợi bởi anh tin rằng, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến hồ sơ của anh.
Trước khi nộp hồ sơ và kể cả khi hồ sơ đã được gửi đi, Alex giành thời gian tìm hiểu khá nhiều về công việc, về những dự án mà công ty đó đang triển khai. Anh tự tin với sự chuẩn bị của mình, chỉ mong được lọt vào vòng phỏng vấn.
Cuộc gọi đầu tiên của nhà tuyển dụng khiến Alex vui sướng gần như phát điên nhưng ngay sau đó, anh hiểu ra rằng, cơ hội đang dần tuột khỏi tầm tay. Bởi dù đã có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ nhưng khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi, Alex sửng sốt vì chưa bao giờ anh nghĩ đến câu hỏi lạ như vậy. "Bạn đã xem trang web của chúng tôi, có tất cả 30 dự án được mô tả ở đó. Vậy bạn hãy chọn một dự án và nói cho chúng tôi về thế mạnh cũng như điểm yếu của nó".
Dù đã cố gắng tập trung suy nghĩ nhưng trong đầu Alex lúc này, các dự án hiện lên một cách lộn xộn, càng nghĩ càng rối bời. Anh gần như đứng chôn chân tại chỗ nhưng mồ hôi vấn toát ra và sự im lặng kéo dài. Cuối cùng, Alex đành trả lời một cách lúng túng "Tôi cần có thời gian với câu hỏi này, tôi phải nghiên cứu thêm về phần dự án của các bạn". Cuộc phỏng vấn kết thúc ngay sau câu trả lời đó và nhà tuyển dụng không bao giờ gọi lại Alex nữa.
Vậy, tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi câu hỏi đó?
Thật sự, không dễ dàng gì để biết mục đích nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi cho ứng viên. Với trường hợp của Alex, có người cho rằng, đó là một câu hỏi vớ vẩn bởi nó quá rộng, quá nhiều vấn đề và không thể trao đổi qua điện thoại được. Tuy nhiên, thực tế, đây lại là câu hỏi để nhà tuyển dụng kiểm tra sự độc lập của ứng viên, dù hỏi qua điện thoại, ứng viên cũng không thể tìm sự giúp đỡ của ai khác với câu hỏi như thế. Đây là loại câu hỏi ứng viên nên chuẩn bị cho buổi phỏng vấn qua điện thoại. Đừng nghĩ rằng, bạn có thể bật loa ngoài, nhờ người thân trợ giúp với những câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra. Nên nhớ, người phỏng vấn luôn nắm đằng chuôi, họ có đủ loại câu hỏi mà bạn chắc chắn không thể nhờ ai được.
Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì?
Với câu hỏi đó, nhà tuyển dụng có thể cần tìm kiếm một ứng viên có tầm nhìn xa, có khả năng tập hợp thông tin từ các dự án và phân tích từng dự án đơn lẻ một cách sắc sảo. Tuy nhiên, với loại câu hỏi như thế, thông thường, người ta không đòi hỏi ứng viên trả lời trúng vấn đề. Lúc này, điều nhà tuyển dụng cần là xem bạn xử lý tình huống như thế nào. Với hàng loạt dự án trên web, ứng viên khó có thể ngồi tìm hiểu nội dung từng dự án cụ thể, có chăng, họ cũng chỉ lướt qua tên dự án mà thôi. Vì vậy, nhà tuyển dụng muốn xem cách ứng viên phản ứng trong tình huống căng thẳng như thế và đo lòng trung thực của bạn. Nếu chưa tìm hiểu kỹ, bạn đừng trả lời lòng vòng cũng đừng bao biện vội, tốt nhất bạn nên thẳng thắn với người phỏng vấn và xin trả lời câu hỏi khác.
Ứng xử thế nào trong trường hợp đó?
Lúc này, điều đầu tiên là Alex nên cố gắng kéo dài thời gian một chút để lấy bình tĩnh bằng một câu hỏi để khẳng định vấn đề "Có phải bạn muốn tôi lựa chọn một dự án bất kỳ trong số những dự án các bạn đã đưa lên website?". Trong khi nêu câu hỏi này, bạn nên cố gắng định hình lại mọi thông tin mình đã tìm hiểu. Thời gian sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, lo lắng.
Nếu thực sự có thể nhớ một dự án mà bạn hiểu kha khá, đây là lúc bạn trình bày một chút theo kiểu "có nhiều dự án để lựa chọn nhưng nếu bạn có để nghị như vậy, tôi xin phép được trình bày về...". Sự lựa chọn nên mang tính đơn giản và bạn có thể trình bày ngắn gọn.
Đối diện với câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng, bạn nên bình tĩnh tìm cách ứng phó phù hợp, coi như đây là một tình huống khó thỉnh thoảng bạn vẫn gặp trong cuộc sống. Sau đó, tùy vào kinh nghiệm và khả năng của mình để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy họ cần những ứng viên như bạn.